Scuba là từ viết tắt của Self Contained Underwater Breathing Apparatus (thiết bị cho phép chúng ta thở dưới nước). Lặn biển (scuba diving) là hoạt động thể thao dưới nước được thực hiện khi đeo bình dưỡng khí.
Không khí trong bình là khí nén như môi trường bên ngoài gồm có một phần nitơ, một phần oxy và một số khí khác. Nhiều người lầm tưởng rằng không khí trong bình dưỡng khí là oxy tinh khiết. Tuy nhiên, nếu là oxy tinh khiết sẽ gây ngộ độc cho các thợ lặn. Do khí nitơ có trong khí nén, các thợ lặn cần phải hết sức cẩn thận khi lặn xuống độ sâu lớn hơn. Thiết bị lặn biển gồm có: chân vịt, bình dưỡng khí, kính lặn biển, ống thở

Lặn bằng bình dưỡng khí (scuba-diving) có an toàn không?
Dù là hoạt động nào thì bạn cũng cần phải đảm bảo an toàn cho bản thân. Tuy lặn biển (scuba diving) có những rủi ro nhất định nhưng cuối cùng đây là một môn thể thao an toàn để thử trải nghiệm. Mỗi năm, có hàng triệu thợ lặn nghiệp dư (khách du lịch) đi lặn và có rất ít tai nạn xảy ra.
Khi lặn biển với Bình Hưng Travel, bạn sẽ được huấn luyện hướng dẫn các kiến thức cơ bản cần biết, đồng thời đi theo trong suốt quá trình lặn. Bạn sẽ không được phép lặn xuống để nhìn ngắm sinh vật biển cho đến khi bạn nắm được tất cả các bước cơ bản và các tín hiệu an toàn.
Giữ an toàn khi lặn với bình dưỡng khí
Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn tận hưởng chuyến lặn biển với bình dưỡng khí một cách an toàn:
- Đảm bảo rằng tất cả các thành phần của thiết bị lặn của bạn ở tình trạng hoạt động tốt trước khi bạn bắt đầu lặn. Việc này đều được hướng dẫn viên của Bình Hưng Travel kiểm tra hàng ngày trước khi đưa khách sử dụng. Nếu bạn phát hiện bất kỳ vấn đề nào với thiết bị, không sử dụng nó và thông báo cho người hướng dẫn của bạn ngay lập tức.
- Đừng bao giờ nín thở dưới nước khi lặn. Ngay cả khi bạn là một thợ lặn có kinh nghiệm, bạn có thể gặp rắc rối nếu nín thở dưới nước.
- Không bao giờ lặn nếu bạn đang bị ốm, sốt hoặc cảm lạnh. Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng của họ và cuối cùng đi lặn biển, nhưng đây là một việc làm rất nguy hiểm vì nó có thể dẫn đến các biến chứng khác.
- Đừng bao giờ hoảng sợ dưới nước vì điều này sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn nhiều. Tình trạng hoảng loạn thường xảy ra ở những thợ lặn chưa qua đào tạo đang cố gắng để lên mặt biển quá nhanh.
- Luôn tuân thủ các hướng dẫn của huấn luyện viên đi kèm. Không tách đoàn trong mọi trường hợp

Lặn scuba-diving tại Bình Hưng
Nếu muốn trải nghiệm lặn với bình dưỡng khí, hãy đến Bình Hưng và đăng ký tour lặn biển cho cá ăn với Bình Hưng Travel bạn nhé! Tham gia tour bạn sẽ được:
- Tham gia lặn biển kèm 1-1 với huấn luyện viên chuyên nghiệp của Bình Hưng travel
- Trải nghiệm tự tay cho cá ăn dưới đáy biển
- Quay clip và chụp ảnh bằng thiết bị xin xò, nhận ảnh và clip đã chỉnh sửa ngay sau buổi lặn
- Bình Hưng Travel sẽ giúp bạn chuẩn bị các thiết bị lặn cần thiết như bình dưỡng khí, quần áo, kính lặn biển, ống thở…

Bạn sẽ được chở ra biển, trên tàu đã chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị như bình dưỡng khí, áo BCD (giống như áo phao nhưng tốt hơn), kính lặn biển, ống thở… cho bạn. Huấn luyện viên sẽ hướng dẫn bạn cách ngậm miệng vào ống thở và một số kỹ thuật cần lưu ý như:
- Cách thở: Trong quá trình đi lặn, bạn luôn hít thở bằng miệng vì có đeo kính bơi, mà kính trùm mũi mình lại sẽ làm cho kính mờ nếu thở bằng mũi. Điều này làm cho bạn không nhìn rõ nữa. Lưu ý khi đeo kính, bạn nên vén tóc gọn gàng, để tóc dính vào kính, vì thời gian lặn dưới nước lâu, nước sẽ len lỏi từ tóc vào trong mắt kính.
- Xử lý khi nước vào trong mắt kính: Dùng 2 tay của mình, vịn cái kính lặn và ngước mặt lên trên. Nước sẽ đọng vào thành kính, thở mạnh ra bằng mũi, nước sẽ thoát ra ngoài hết.
- Xử lý khi tai bị ù: Khi xuống nước áp suất nước tăng lên. Xuống chừng 2 – 3 m, sẽ hơi bị ù tai. Và cách xử lý là dùng tay giữ chặt mũi lại thở mạnh ra bằng mũi.
- Độ sâu tối đa là 6m và thời gian lặn tối đa là 20 – 25 phút. Tùy vào khả năng của mỗi người, nếu cảm thấy ổn thì có thể lặn sâu hơn.
Vì ở dưới biển không thể nói chuyện nên bạn chỉ có thể giao tiếp bằng các ký hiệu. Có các ký hiệu như đi lên, đi xuống, ok và lắc tay nghĩa là không ổn, không ổn chỗ nào mình chỉ vào chỗ đó. Còn giơ bàn tay thẳng đứng là dừng lại, hướng lòng bàn tay xuống là đi từ từ. Sau đây là một số các ký hiệu mà bạn có thể tham khảo:

Lặn biển thực ra không hề khó. Chỉ cần bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của huấn luyện viên, chắc chắn bán sẽ có một buổi lặn biển thành công với nhiều ảnh đẹp mang về. Hẹn bạn ở Bình Hưng vào một ngày không xa nhé!