Try dive (lặn thử) là gì?
Try Dive (hay còn gọi là lặn thử): là hình thức lặn dành cho người mới đi lặn lần đầu hoặc người chưa có bằng lặn. Độ sâu tối đa khi tham gia Try Dive thường là từ 3m đến 6m. Tuy nhiên tùy theo chính sách của từng trung tâm lặn, địa điểm lặn, thì có thể đi sâu hơn mức qui định
Để đi Try Dive thì thứ duy nhất bạn cần đó là sức khỏe, ngoài sức khỏe ra thì không cần bất cứ kỹ năng cao siêu nào khác, thậm chí cả biết bơi cũng không cần. Khi lặn sẽ đi theo kiểu 01 kèm 01 tức là 01 hướng dẫn viên lặn sẽ dẫn 01 khách. Độ sâu trung bình dành cho người đi Try Dive chỉ từ 03 đến 06m nên tóm lại mọi thứ tương đối an toàn, không có gì để gọi là “mạo hiểm” cả. Với lặn bằng bình dưỡng khí thì không yêu cầu phải biết bơi, nên ai cũng có thể tham gia được.
Bắt đầu chuyến đi lặn nào!
Tuy chỉ là “lặn thử” nhưng bạn vẫn sẽ được trang bị đầy đủ đồ nghề cơ bản của bộ môn scuba diving, bao gồm:
(1) Wetsuit (quần áo lặn): được may theo kiểu áo liền quần và làm bằng chất liệu cách nhiệt để bảo vệ cơ thể khỏi bị mất nhiệt dưới nước;
(2) Mask (mặt nạ): loại mặt nạ chuyên dụng này sẽ bao phủ cả mắt và mũi tạo thành một túi khí nhỏ giúp bạn cân bằng áp lực ở tai. Chất liệu trong suốt cũng cho phép người dùng nhìn mọi thứ xung quanh ở dưới nước rất rõ ràng;
(3) Fins (chân vịt): chân vịt giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn trong môi trường nước.
(4) Weight belt (dây chì): về cơ bản cơ thể của chúng ta có thể tự nổi trên mặt nước do lực đẩy acsimet, nên để lặn được xuống sâu, chúng ta phải đeo dây chì vào người để cơ thể chìm xuống;
(5) Tank (bình dưỡng khí): Có bình cỡ lớn và cỡ vừa, trong bình chứa không khí nén giúp chúng ta thở được bằng miệng thông qua thiết bị thở;
(6) Diving Regulator/ Octopus (thiết bị thở): dùng để kết nối với bình dưỡng khí để đưa không khí vào cơ thể qua đường miệng;
(7) Buoyancy Compensators Diving – BCD (áo cân bằng độ nổi): ngoài việc giúp cân bằng trọng lượng của bình khí thì BCD có một chức năng quan trọng hơn là giúp bạn có thể nổi lên mặt nước khi kết thúc chuyến đi lặn hoặc khi có sự cố.
Đây là 07 thiết bị cơ bản nhất trong bộ môn lặn, và khi đi Try Dive 04 thiết bị đầu tiên bạn sẽ được trang bị trực tiếp, còn 03 thiết bị sau cùng đã được lắp ráp sẵn và để nổi ở dưới nước, bạn chỉ cần xuống nước là đeo vào người luôn nên rất tiện. Nếu có vấn đề gì thì các bạn chỉ cần ra hiệu, người đi kèm sẽ xử lí được tất cả các thiết bị trên từ bên ngoài.
Sau khi trang bị đầy đủ rồi thì các bạn cần chú ý thêm một việc nữa đó là ghi nhớ các kí hiệu. Dưới nước không nói được nên mọi thứ phải dùng tay ra dấu. Các hướng dẫn viên sẽ huấn luyện nhanh cho các bạn các kí hiệu cơ bản này trong vòng 05 nốt nhạc, bao gồm: tui ổn, tui muốn đi lên, tui muốn đi sâu xuống nữa, tui cảm thấy không ổn, tai tui bị ù..,,
Nếu bạn muốn đi lặn ở Bình Hưng thì có thể đăng ký tour lặn Bình Hưng tại đây
Đối với các khách nào mới đi Try Dive lần đầu thì sẽ được tham dự một hướng dẫn cơ bản để nắm được các vấn đề cốt lõi của việc lặn. Sau khi trang bị đầy đủ đồ nghề (quần áo lặn, mặt nạ, dây chì) thì được cho xuống nước và đeo vào người các thiết bị còn lại (bình khí, áo cân bằng độ nổi, thiết bị thở, chân vịt) dưới sự hỗ trợ của HDV riêng.
Độ sâu lặn tối đa chỉ tầm 8m nên ánh sáng mặt trời dễ dàng xuyên qua tạo nên những vân nước đủ hình dạng ở những nơi nông. nhưng càng xuống sâu thì ánh sáng sẽ càng yếu dần. Vùng nước khu vực Bình Hưng thông thường vào mùa hè rất trong và tầm nhìn cực tốt.
Một ca lặn trong tour thường thì sẽ kéo dài 15 phút. Nhưng nếu khách muốn lên sớm hơn thì chỉ cần ra hiệu là HDV sẽ điều khiển áo cân bằng độ nổi để đưa khách lên trên mặt nước. Mọi thứ đều vô cùng an toàn nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé!
Chi phí cho một buổi lặn như này cũng vô cingf hợp lí. Chỉ 800k/người là bạn đã có thể trải nghiệm bộ môn lặn này rồi. Ghé thăm Bình Hưng và trải nghiệm nhé!