Những mối nguy mà san hô đang phải đối mặt

Được mệnh danh là rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển, các rặng san hô mang đến nhiều giá trị đối với hệ sinh thái biển và con người. Thế nhưng các rạn san hô cũng đối mặt với nhiều mối đe dọa ảnh hưởng đến sự sống còn của mình đến từ thiên nhiên, con người và các thiên dịch khác.

Mối nguy hại đang rình rập đến sự tồn tại của san hô

Thiên nhiên

  • Những con sóng lớn từ các cơn bão có thể là nguyên nhân phá vỡ hoặc san phẳng các đầu san hô lớn.
  • Các rặng san hô cũng dễ bị đe dọa bởi sự sụt giảm của thủy triều khi mật nước quá thấp để lộ các đầu san hô dưới những tia bức xạ của mặt trời có thể làm khô các mô san hô này.
  • Dưới tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao khiến cho nước biển ấm lên. Chỉ cần nhiệt độ tăng lên 1 độ C cũng có thể gây ra vấn đề cho sự cân bằng trong mối quan hệ cộng sinh của tảo và san hô mất đi. Trong khi tảo cộng sinh đáp ứng cho san hô tới 80% nhu cầu thức ăn tổng số của chúng. Việc phá vỡ mối quan hệ cộng sinh của tảo và san hô khiến cho  cho bộ khung của san hô tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp khiến san hô bị tẩy trắng và chết dần.

Con người

  • Với sự phát triển của các hoạt động khai thác và đánh bắt nguồn lợi thủy sản cũng như các tour lặn biển không được thiết kế một cách phù hợp chỉ tập trung vào nguồn lợi kinh tế mà không có các biện pháp bảo vệ thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến các rạn san hô.
  • Ý thức của du khách khi tham gia các hoạt động lặn ngắm san hô như xả rác, tác động làm thay đổi cấu trúc tự nhiên, sử dụng kem chống nắng có các chất ảnh hưởng đến môi trường sống của san hô, giẫm đạp khi tham gia các tour ngắm san hô nghiệp dư, neo đậu tàu vô ý thức bởi các tàu thuyền du lịch…
  • Ngoài ra, ở một số vùng biển tại Việt Nam còn có tình trạng là chơi san hô mỹ nghệ (xây đá mỹ nghệ, hòn non bộ, trang trí nhà cửa. Người ta không phải bẻ san hô mà đặt mìn. Từng mảng san hô tan ra, nát gãy, hốt lên ghe chở về nấu vôi.

Chính nhận thức của con người trong việc bảo vệ các rạn san hô là điều rất quan trọng đến sự sống còn của chúng.

san hô trên đảo bình hưng

Thiên dịch

Với những lợi ích mà mình mang lại, các rặng san hô luôn được các sinh vật như sao biển hộp, sao biển gai, giun biển, bọ ngựa, cua, ốc,… săn mồi trên các mô mềm bên trong của Polyp san hô, trong trường hợp quần thể ăn thịt trở nên quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài san hô.

Các biện pháp bảo vệ rạn san hô

Nếu không muốn nhìn thấy những “cánh rừng” san hô rơi biến mất hàng loạt thì bản thân mỗi chúng ta cần hành động ngay bây giờ để chung tay bảo vệ san hô Phú Quốc. Những biện pháp bảo vệ san hô bao gồm:

  • Thành lập các vườn ươm san hô để nhân giống và phát triển cấy ghép các rặng san hô vào thiên nhiên thay thế cho những rặng san hô bị chết, lão hóa
  • Trồng tái tạo rạn san hô, che phủ một phần những vị trí san hô bị dẫm đạp, neo cày
  • Tham gia các hoạt động thu gom rác, cắt lưới ma
  • Thực hiện neo đậu các phương tiện dưới nước một cách phù hợp
  • Tham gia du lịch khám phá có trách nhiệm, sử dụng các phương pháp chống nắng thân thiện san hô
  • Ưu tiên lựa chọn các tour lặn khám phá có sự nghiên cứu về địa điểm, thời gian, điều kiện thủy văn, tôn chỉ hoạt động hướng đến bảo vệ các rặng san hô, có HDV dưới nước cũng như hướng dẫn kỹ năng đúng cách để lặn ngắm san hô an toàn. Đây là hành động gián tiếp giúp giảm tác động lên các rặng san hô (tham khảo thêm các tour lặn khám phá Bình Hưng của Bình Hưng Travel)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *